Trả lời: Rối loạn điện giải là gì? 6 Dấu hiệu nhận biết bạn bị rối loạn điện giải

364
Rối loạn điện giải là gì? 6 Dấu hiệu nhận biết bạn bị rối loạn điện giải

Chất điện giải là các khoáng chất, chẳng hạn như natri, kali, clo, magiê, canxi, phốt pho …, chúng có thể hòa tan trong dịch cơ thể để tạo ra các ion tích điện âm và dương. Rối loạn điện giải là tình trạng tăng hoặc giảm bất thường các chất khoáng mà cơ thể cần. Rối loạn điện giải có thể gây đau đầu, chóng mặt và co giật.

Các chất điện giải có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể vì chúng giúp thực hiện các chức năng thần kinh, cơ bắp, giúp giữ cân bằng lượng dịch trong cơ thể, huyết áp và pH máu.Rối loạn điện giải thường gặp ở những người có chế độ ăn uống mất cân bằng (ăn quá nhạt, ăn quá mặn, lạm dụng các loại nước giải khát, nước tăng lực,…) và ở những người đang trong tình trạng đau ốm hay mắc các bệnh lý toàn thân.

Vậy, làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu rối loạn này? Theo dõi bài viết sau của chuyên mục y học BKH, bạn sẽ rõ.

Tìm hiểu về rối loạn điện giải

Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng các chất khoáng trong cơ thể con người. Nguyên nhân mất cân bằng nước; và điện giải thường do tiêu chảy; nôn mửa hay mắc một số căn bệnh như bệnh thận, tuyến giáp, hô hấp, tim mạch…

Tìm hiểu về rối loạn điện giải

Thông thường, để cơ thể hoạt động ổn định, các chất khoáng trong cơ thể cần phải được cân bằng; và duy trì ở nồng độ nhất định. Nếu không sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng trên toàn cơ thể; điển hình như các chức năng sống còn bao gồm hoạt động của tim; và não cũng bị rối loạn.

Chất điện giải thực chất là các khoáng chất như natri, kali, magie, canxi, clo, phosphate… Những chất này là thành phần quan trọng có mặt ở khắp nơi trong cơ thể như trong máu; trong dịch thể hay nước tiểu. Chất điện giải có thể được bổ sung bằng các thực phẩm như thức ăn, nước uống hoặc thực phẩm chức năng.

Trong các loại rối loạn điện giải; nghiêm trọng nhất thường liên quan đến những bất thường ở nồng độ của clo, natri, magie, kali, phosphat hoặc canxi…

Dấu hiệu bị rối loạn điện giải

Dấu hiệu bị rối loạn điện giải

Mất nước

Có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải. Các triệu chứng mất nước có thể rất đa dạng; phụ thuộc vào loại chất điện giải nào đang bị mất cân bằng; và phụ thuộc vào việc mất điện giải hay thừa điện giải. 

Một trong số những chất điện giải có chứa nhiều nhất trong cơ thể là natri. Natri giúp duy trì lượng dịch trong cơ thể. 

Luyện tập quá nhiều, sốt, nôn mửa, tiêu chảy; và tiếp xúc quá nhiều với nhiệt độ cao là những tình trạng có thể khiến cơ thể bị mất nước và tăng natri máu.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn bị mất nước nặng, đó có thể coi là tình trạng mất cân bằng điện giải. Nhiều người sẽ không gặp vấn đề gì cả nếu họ uống ít nước; nhưng nếu bạn luyện tập thể thao trong một thời gian dài, thì nên bổ sung thêm đồ uống thể thao.

Uống quá nhiều nước

Mỗi người nên uống nhiều nước mỗi ngày, nhưng uống quá nhiều nước có thể gây ra vấn đề. 

Thừa nước xảy ra khi lượng natri trong máu thấp hơn mức bình thường. Natri giúp kiểm soát lượng dịch xung quanh các tế bào nhưng khi cơ thể bị thừa nước; natri sẽ bị hòa tan và các tế bào sẽ bị phù lên. 

Các triệu chứng thừa nước có từ nhẹ đến nặng; đe dọa tính mạng; và có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, lú lẫn, mệt mỏi, bồn chồn, yếu cơ, co giật và hôn mê.

Mệt mỏi

Một trong số những triệu chứng phổ biến của mất cân bằng điện giải là mệt mỏi. Thiếu magie có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này. 

Thiếu magie có thể liên quan đến thói quen ăn uống kém, uống quá nhiều rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa; và sử dụng thuốc giảm axit dạ dày. 

Bạn có thể bổ sung magie bằng cách ăn nhiều ngũ cốc có màu tối; các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, hải sản và thịt gà.

Tim đập chậm hoặc tim đập bất thường

Kali sẽ giúp điều chỉnh các chất cân bằng điện giải; giúp cơ co thắt và để điều chỉnh chức năng bình thường của não và thần kinh. Kali cũng phối hợp với natri để duy trì chức năng bình thường của cơ bắp và chức năng tim. 

Hạ kali máu xảy ra khi cơ thể bị mất nước (tiêu chảy và nôn mửa) và do sử dụng các thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng. 

Các trường hợp bị hạ kali máu nhẹ có thể không có triệu chứng; nhưng hạ kali máu mức độ trung bình khiến cơ bắp bị yếu, co giật cơ, ngứa râm ran, tê bì, tim đập nhanh, nhịp tim chậm và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng tim. 

Quá nhiều kali, có thể liên quan đến bệnh thận; gây yếu cơ, liệt và thậm chí là rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.

Cảm giác ngứa râm ran ở bàn chân và ngón tay

Canxi có thể tìm thấy trong các tế bào và máu; nhưng 99% canxi trong cơ thể được dự trữ ở xương. Canxi chịu trách nhiệm cho việc hình thành xương, co thắt cơ, đông máu, hoạt động của nhiều enzyme và duy trì nhịp tim bình thường. 

Hàm lượng canxi trong cơ thể được duy trì bởi tuyến cận giáp. Khi cơ thể có quá nhiều canxi, thường liên quan đến các rối loạn tuyến cận giáp. Quá nhiều canxi có thể gây khát nước, sỏi thận, đi tiểu thường xuyên, đau xương, yếu cơ, lú lẫn, đau bụng, trầm cảm, mệt mỏi và táo bón. 

Thiếu canxi thường có nguyên nhân là do thiếu vitamin D vì vitamin D rất cần thiết để hấp thụ canxi. Triệu chứng thiếu canxi có thể rất nhẹ; ví dụ như ngứa râm ran ở bàn chân, ngón tay, lưỡi, môi hoặc các dấu hiệu nặng hơn như co giật; rối loạn nhịp tim.

Ngứa nhiều và tuần hoàn kém: Khi lượng phosphor trong cơ thể tăng quá cao; bạn sẽ bị ngứa và canxi hóa các mạch máu; gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và gây sỏi thận. Khi lượng phosphor trong cơ thể xuống quá thấp do thiếu dinh dưỡng hoặc nghiện rượu; triệu chứng có thể bao gồm yếu cơ hô hấp; rối loạn nhịp tim và thậm chí là tử vong.

Trên đây là bài viết Rối loạn điện giải là gì? 6 Dấu hiệu nhận biết bạn bị rối loạn điện giải. BKH hi vọng với những thông tin này sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *