Dầu Olive – những tác hại khôn lường đối với làn da mà bạn cần biết

300
Dầu Olive - những tác hại khôn lường đối với làn da mà bạn cần biết

Việc dưỡng da và làm đẹp bằng dầu olive đã trở thành một khái niệm quen thuộc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng loại dầu này, bạn cần hiểu rõ tác dụng và tác hại của nó đối với làn da.

Ô liu là một loại cây được trồng theo truyền thống ở Địa Trung Hải. Dầu ô liu được làm bằng cách ép toàn bộ quả ô liu. Dầu ô liu được sử dụng phổ biến nhất bởi những người bị bệnh tim, cholesterol cao và huyết áp cao.

Dầu ô liu được sử dụng để nấu ăn, là nguyên liệu cho mỹ phẩm, thuốc, xà phòng và nhiên liệu cho các loại đèn truyền thống. Dầu ô liu có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, và nó vẫn được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Trong thực phẩm, dầu ô liu được dùng làm dầu ăn và dầu trộn salad. Dầu ô liu được phân loại theo hàm lượng axit oleic tự do. Dầu ô liu Extra virgin tới 1% axit oleic tự do, dầu ô liu nguyên chất chứa 2% và dầu ô liu thông thường chứa 3,3%. Tỷ lệ axit oleic tự do của dầu ô liu chưa tinh chế sẽ cao hơn 3,3% và được cho là “không phù hợp với con người”.

Tác dụng của dầu Olive với da

Tác dụng của dầu Olive với da

Nhờ vào sự PR nhiệt tình từ nữ ca sĩ nổi tiếng JLo (Jennifer Lopez), dầu olive đang dần quay trở lại trên lĩnh vực làm đẹp. Nữ ca sĩ đã chia sẻ cô là tín đồ của dầu olive và dùng chúng trong quá trình làm đẹp cho tóc, móng và da.

Dầu ô liu đã được sử dụng trong chăm sóc da trong nhiều thế kỷ vì đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó. Theo các chuyên gia da liễu, dầu ô liu có chứa hàm lượng cao các axit béo cần thiết cho da như axit oleic và axit linoleic. Đây là những axit béo mà da của chúng ta không thể tổng hợp được, nhưng hầu hết chúng có thể được lấy thông qua chế độ ăn uống của chúng ta.

Tuy nhiên, bác sĩ da liễu cho biết axit oleic với cấu trúc phân tử đặc biệt của nó cũng khiến nước dễ thoát ra ngoài, làm tăng nguy cơ mất nước trong da. Nó cũng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, sinh mụn trứng cá do kích thước phân tử to và khó thấm nhanh qua da.

>>> Tham khảo thêm các bài viết về chăm sóc sức khỏe

Tác hại khôn lường của dầu Olive

Gây hiện tượng mất nước cho da

Gây hiện tượng mất nước cho da

Mặc dù thành phần rất giàu axit béo có lợi; nhưng dầu olive chỉ nên được bổ sung qua đường ăn uống; mà không phải trực tiếp sử dụng lên da. Vì so với các thành phần có tính hydrat hóa cao như glycerin, axit hyaluronic, ceramides và dimethicone, dầu olive không mang đến hiệu quả cấp ẩm tốt bằng. Ngược lại, loại dầu này còn thúc đẩy hiện tượng mất nước qua da cũng như bí tắc lỗ chân lông do cấu trúc phân tử không thích hợp để thoa bôi.

Gây hại cho da đầu

Gây hại cho da đầu

Không những vậy, dầu olive còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra vảy; hoặc gàu ở các loại da nhạy cảm. Tiến sĩ Shari Marchbein (New York, Mỹ)  chia sẻ rằng: “Dầu olive có thể gây bùng phát malassezia – sinh vật nấm men gây ra gàu. Cụ thể, Axit oleic (axit béo chính trong dầu olive) được tạo ra khi nấm men gây ra gàu phân hủy bã nhờn trên da.

Làm tăng lượng calo cho cơ thể

Theo số liệu của USDA (United States Department of Agriculture); mỗi pound dầu oliu chứa trên 4.000 calo; cao hơn nhiều so với đường tinh luyện tinh khiết – chỉ chứa 1.725 calo mỗi pound (tương đương 0,45kg).

Vì chứa hàm lượng mật độ calo cao như vậy; việc bổ sung dầu oliu trong các món ăn; và chế độ ăn uống sẽ làm gia tăng đáng kể lượng calo mà cơ thể hấp thụ.

Tình trạng thừa calo sẽ khiến cơ thể chuyển sang dạng tích trữ mỡ dưới da. Điều này gây nên tình trạng béo phì, thừa cân. Đồng thời, tình trạng này còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm; như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, bệnh gút (gout)….Do đó bạn không nên sử dụng quá nhiều dầu oliu trong các bữa ăn.

Kết luận dầu olive có lợi cho da không?

Kết luận dầu olive có lợi cho da không?

Hầu hết các bác sĩ da liễu đều đồng ý rằng; cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về tác dụng của dầu ô liu. Vì vậy, trong thời gian chờ đợi; vẫn có nhiều thành phần dưỡng ẩm tốt hơn dầu olive; để bạn kết hợp vào quy trình chăm sóc da của mình.

Thậm chí, nếu bạn yêu thích việc chăm sóc da bằng dầu; bạn có thể cân nhắc thêm một số loại dầu có tác dụng làm mịn và mềm da; như dầu jojoba và dầu khoáng mà không gây nên tình trạng tí tắc hay mất nước. Trang BKH chúc bạn nữ ngày càng xinh đẹp.

Nguồn: dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *