Với các cách này bạn có thể tự sơn nhà để tiết kiệm chi phí!
Bạn bỏ ra một số tiền lớn để xây một ngôi nhà mới hoặc sửa sang ngôi nhà để nó trông mới hơn. Sơn nhà là công đoạn giúp ngôi nhà trở nên đẹp hơn, tươi mới hơn nhưng bạn phải tiết kiệm chi phí cho việc này. Hãy tham gia các bước của chúng tôi để tiết kiệm chi phí sơn nhà.
Để hoàn thiện một ngôi nhà mới xây hay sơn sửa nhà cửa để làm cho ngôi nhà của mình trở nên mới hơn, chúng ta thường hoàn tất công đoạn sơn nhà. Nhưng làm thế nào để tiết kiệm chi phí trong quá trình sơn nhà?
Sơn nhà là một quy trình không thể thiếu khi hoàn thành mỗi công trình nhà ở. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp thiết kế căn nhà trở nên sang trọng và tươi đẹp. Có rất nhiều hộ gia đình khi sơn nhà đã tìm đến sự trợ giúp của đội ngũ thi công riêng, nhưng cũng có các gia đình vì để tiết kiệm chi phí mà lại tự tiến hành sơn. Vậy tự sơn nhà có khó không và phải tiến hành như thế nào? Ngày hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn các bước tự sơn tại nhà sao cho vừa đúng kỹ thuật, vừa đẹp mà lại đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Sơn tường sẽ không còn là một việc khó nếu bạn làm theo các bước dưới đây:
Nếu bạn không muốn chi tiêu vào khoản thuê nhân công sơn nhà, vừa mất thời gian và tiền bạc, hãy để chúng tôi giúp bạn làm điều đó qua các bước tự sơn nhà tiết kiệm chi phí trong bài viết sau đây.
Mục lục
Bí quyết chọn loại sơn nhà tiết kiệm chi phí
– Chọn loại sơn: trên thị trường ngày này có rất nhiều loại sơn khác nhau như: sơn lót, sơn phủ, sơn bóng, sơn chống thấm,…và mỗi nhà hay thậm chí mỗi phòng đều có những sự lựa chọn loại sơn khác nhau. Do đó, bạn cần xác định loại sơn mà bạn cần cũng như cân nhắc chất lượng và giá thành cho phù hợp.
– Tính bền màu: qua nhiều năm sử dụng, các màu sắc như xanh đậm hay đỏ đậm, nói chung là những màu đậm thường ít bay màu hơn các màu sắc tươi sáng khác. Để hạn chế tình bay màu của sơn tường sau một quá trình sử dụng và việc lựa chọn không gian sơn nhà mà bạn quyết định chọn màu sắc và chất lượng như thế nào nhằm đảm bảo tính bền màu của sơn.
– Mục đích sử dụng: Mỗi nơi trong căn nhà đều mang những nét riêng và những mục đích riêng. Chính vì vậy, việc lựa chọn sơn nhà sao cho phù hợp là rất quan trọng.
>>> Đọc thêm các bài viết về kỹ năng – mẹo vặt
Quy trình các bước tự sơn nhà
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu sơn
– Dụng cụ sơn: cây lăn sơn, chổi quét sơn, thùng pha, giàn giáo và các vật dụng bảo hộ như găng tay, mũ, mắt kính.
– Nguyên liệu: sơn tường
– Di chuyển đồ nội thất ra khỏi khu vực sơn.
– Lót dưới nền nhà để tránh tình trạng sơn rơi xuống trong quá trình sơn nhà gây vết bẩn khó lau chùi.
Bước xử lý tường cũ
Trước khi thi công sơn, cần chuẩn bị bề mặt thật sạch và khô.
Đối với những bức tường có sử dụng giấy dán tường, bạn phải tháo bỏ lớp giấy đó và làm sạch keo bằng giấy nhám để khi sơn tường đạt hiệu quả cao.
Đối với những bức tường còn các lớp sơn cũ, bạn nên kiểm tra độ bám dính. Nếu độ bám dính của tường không tốt thì bạn phải tiến hành cạo bỏ lớp sơn cũ đi.
Ngoài ra, độ ẩm lý tưởng của 1 bức tường để lớp sơn đẹp nhất là <16%. Do đó, bạn nên để tường khô từ 3 – 4 tuần sau khi tô hồ trước khi chuyển sang sơn tường.
Lưu ý: Sử dụng 1 lớp sơn lót gốc dầu đối với bề mặt bị phấn hóa hay có độ bám dính kém.
Tiến hành xử lý chống thấm
Chống thấm là một bước vô cùng cần thiết trong quá trình sơn tường bởi với điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam hiện nay đang tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi. Do đó, để tránh nấm mốc bám trên tường nhà, bạn cần thực hiện bước chống thấm cho nó. Đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì bạn có thể sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng để chống thấm cho tường. Việc sơn chống thấm nhằm bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm.
Thi công bột trét (bột bả) matit
Để có được một bức tường bằng phẳng; đồng thời giúp việc sơn tường trở nên đơn giản hơn; thì bạn không nên bỏ qua lớp sơn bả. Sơn Bả là quá trình thi công lăn sơn kèm theo bả ma tít; được áp dụng để sơn trên bề mặt tường để đạt độ mịn cao và bóng.
Sơn bả là bước cực kì quan trọng vì nó là yếu tố quyết định tính thẩm mĩ; và tính bền màu của lớp sơn nhà. Sơn bả không chỉ tạo độ bóng, mịn hoàn hảo; mà còn giúp ngăn chặn tình trạng ẩm mốc tường; trần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn.
Sơn lót chống kiềm
Sơn lót có chức năng chính là tạo bề mặt phẳng, che lấp khe nứt nhỏ; tạo nền trắng cho lớp sơn hoàn thiện và chống kiềm, chống thấm. Sơn lót như miếng băng dính hai mặt; đặc biệt quan trọng trong việc gắn kết bề mặt tường với lớp sơn hoàn thiện.
Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn giữa việc sơn lót; và sơn trắng nên thường dùng sơn trắng thay vì dùng sơn lót. Sơn trắng chỉ đáp ứng được một yêu cầu là tạo nền trắng cho lớp sơn hoàn thiện; chứ không che lấp được các khe nứt nhỏ.
Khi sử dụng cây lăn sơn, bạn có thể lăn qua lăn lại nhiều lần để đường đi phủ lẫn lên nhau. Tuy nhiên, hãy cố gắng để đường sơn không để lại vệt. Với các góc và viền, bạn có thể dùng chổi để đường sơn chính xác hơn.
Sơn phủ màu trang trí
Sơn màu là bước cuối cùng trong quá trình tự sơn nhà tiết kiệm cho phí. Để màu lên đẹp và chính xác nhất bạn có thể sơn từ 1-2 lớp; sử dụng kĩ thuật như khi sơn lớp lót màu trắng. Khoảng cách giữa mỗi lớp sơn nên để 1-2 tiếng. Khi bạn thấy lớp sơn mịn, bằng phẳng, lên màu chính xác; thì bạn đã thành công trong quá trình tự sơn nhà của mình rồi đấy.
Có một số kỹ thuật bạn có thể áp dụng khi tự sơn nhà như sau: Khi sử dụng cây lăn sơn; bạn có thể lăn qua lăn lại nhiều lần để đường đi phủ lẫn lên nhau; chú ý nhẹ tay để đường sơn không để lại vệt. Với các góc và viền, bạn có thể dùng chổi để đường sơn chính xác hơn.
Bạn thấy không, các bước tự sơn nhà do trang BKH chia sẻ trên đây thật đơn giản và dễ dàng thực hiện. Từ nay các bạn có thể tự sơn nhà theo phong cách riêng của mình và do chính mình thực hiện mà không cần thuê nhân công gây mất chi phí. Hãy nhớ thực hiện theo các bước như trên để lớp sơn nhà của bạn trở nên hoàn hảo, láng mịn và không chứa bất kì vết sần sùi nào.
Nguồn: chudesuckhoe.com