So sánh ưu nhược điểm giữa phanh đĩa và phanh tang trống

1,018

Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa phanh đĩa ô tô và phanh tang trống cùng với ưu nhược điểm của từng loại để có thể sử dụng chúng một cách phù hợp.

Hệ thống phanh trên xe ô tô

Hệ thống phanh trên xe ô tô sẽ bao gồm: cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Vai trò chính của hệ thống phanh là việc giảm tốc độ và dừng chuyển động của ô tô.

Hoạt động của hệ thống phanh xe ô tô dựa trên tính ma sát tạo ra giữa 2 bề mặt kim loại để giảm tốc độ và dừng hẳn trục bánh xe.

Cụ thể, một bộ phận đứng yên chứa má phanh, trong khi một bộ phận quay gắn với trục bánh xe. Khi lái xe đạp phanh, má phanh sẽ tiếp xúc với phần quay thông qua các cơ cấu dẫn động và ma sát giữa 2 bộ phận này sẽ giúp làm chậm hay dừng lại.

Phanh xe ô tô có 02 loại chính là phanh đĩa và phanh tang trống (hay còn gọi là phanh đùm).

Ưu nhược điểm của phanh đĩa 

Cấu tạo

Phanh đĩa được cấu tạo từ các thành phần chính sau: đĩa, má và cùm. Trong đó, đĩa phanh sẽ được gắn với trục bánh và quay theo bánh xe. Còn cùm phanh sẽ bao gồm má phanh và hệ thống pít-tông thủy lục được ốp vào 2 bên đĩa phanh. Phần lớn xe ô tô hiện nay dùng cùm phanh đặt cố định.

Nguyên lý hoạt động: Khi lái xe đạp phanh, các pít-tông dầu sẽ đẩy má phanh tịnh tiến về phía đĩa phanh và ma sát sẽ được tạo ra khi má và đĩa phanh tiếp xúc với nhau. Nhờ đó, tốc độ quay của bánh xe sẽ chậm dần hay dừng hẳn tùy thuộc vào lực phanh của lái xe.

Ưu điểm 

– Hiệu quả phanh cao hơn nhiều so với phanh tang trống

– Nhẹ hơn phanh tang trống

– Thiết kế hở giúp tản nhiệt tốt giúp tăng thời gian sử dụng, dễ dàng bắt và chữa bệnh

Nhược điểm 

– Chí phí cao hơn so với phanh tang trống gồm: lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế…

– Thiết kế hở khiến các bề mặt ma sát dễ bị hỏng bởi các tác nhân bên ngoài (như bụi, cát, đất…) trong quá trình sử dụng

– Phù hợp với xe ô tô con

Ưu nhược điểm của phanh tang trống 

Cấu tạo 

Về cơ bản, cấu tạo của phanh tang trống gồm trống phanh và má phanh. Trong đó, trống phanh là hộp rỗng bên ngoài, gắn với trục bánh xe và quay theo bánh xe. Còn má phanh lại nằm bên trong và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trống phanh để tạo ra sự ma sát. Được biết, 2 má phanh hình cánh cung lắp 2 bên sẽ có phần trên cố định và phần dưới có thể điều chỉnh được.

Tuy nhiên, để kết hợp má và trống phanh với nhau, hệ thống còn cần đến bình xi-lanh con và lò xo điều chỉnh.

Nguyên lý hoạt động: Khi lái xe đạp phanh, bình xi-lanh con sẽ đẩy 2 má phanh ra ngoài thông qua thủy lực và lò xo điều chỉnh. Từ đó, 2 má phanh sẽ tiếp xúc với trống phanh ở bên ngoài tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm đến lúc dừng lại.

Ưu điểm 

– Chi phí thấp hơn so với phanh đĩa: lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế…

– Kết cấu đơn giản nên dễ bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế…

– Thiết kế nguyên khối nên tránh được tác động của môi trường, thời tiết bên ngoài, từ đó, cho thời gian sử dụng dài hơn

Nhược điểm 

– Hiệu quả phanh thấp hơn so với phanh đĩa, nhất là khi phanh gấp hoặc đổ đèo…

– Thiết kế nguyên khối nên tản nhiệt kém

– Trọng lượng lớn hơn phanh đĩa

– Phù hợp với ô tô có khối lượng lớn như: xe khách, xe tải…

– Lớp vật liệu làm bề mặt ma sát được chế tạo từ asbestos hoặc hợp chất của asbestos – đây là chất gây một số bệnh ung thư trên cơ thể người nên bị cấm sử dụng từ những năm 1980.

Ngoài những kiến thức về phanh đĩa và phanh tang trống nêu trên, còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến kinh nghiệm sử dụng ô tô-xe máy cho các bạn tham khảo.

So sánh phanh đĩa và phanh tang trống

Phanh tang trống từng là tiêu chuẩn trên xe hơi nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, ngày nay, phanh đĩa đang dần thay thế phanh tang trống. Bởi phanh đĩa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn như: kết cấu kỹ thuật; trọng lượng hay không phải thường xuyên tăng và điều chỉnh phanh.

Thực tế, hầu hết các dòng xe cỡ nhỏ hạng A tại Việt Nam như: Hyundai Grand i10, Kia Morning, Toyota Wigo, Vinfast Fadil… đang sử dụng kết hợp cả phanh đĩa (ở trước) và phanh tang trống (ở sau) vừa đảm bảo mức giá mềm vừa đảm bảo an toàn cho người dùng.

Trong khi đó, các dòng xe thuộc phân khúc cao hơn, giá đắt hơn như: Toyota Vios, Toyota Fortuner, Vinfast Lux A2.0 và SA2.0, Hyundai Santa Fe, Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Mazda CX-8 hay Mazda 3, Kia Cerato… đều được trang bị phanh đĩa ở cả phía trước và sau. Đó có thể là loại đĩa đặc, đĩa thông gió hoặc đĩa tản nhiệt tùy từng dòng xe.

Các sự cố thường gặp của phanh đĩa

Trong quá trình vận hành sẽ không tránh khỏi những sự cố đáng tiếc; một phần do người sử dụng chưa biết cách vận hành xe một cách hiệu quả; ngoài ra còn do xe sử dụng một thời gian dài thì một số bộ phận cần phải được thay thế, bảo dưỡng;Một số sự cố thường gặp với phanh đĩa như:

– Đĩa phanh bị mài mòn

– Phanh kêu

– Mất chức năng phanh

– Má phanh bị mài mòn

– Chai cứng bề mặt ma sát của má phanh

– Phanh bị bó

Má phanh bị mài mòn có thể do trong quá trình sử dụng người lái xe bóp phanh quá nhiều hoặc một thời gian dài vận hành má phanh sẽ bị mài mòn; Các bạn có thể thấy hiện tượng rất nhiều người ;sau một thời gian ngắn đi xe trong nội thành Hà Nội phải đi thay má phanh vì tình trạng tắc đường; khiến cho phanh đĩa lúc nào cũng hoạt động liên tục; làm cho má phanh bị mài mòn rất nhanh.

Bó phanh là do trong quá trình sử dụng phanh đĩa; một tác động nào đó đã làm cho đĩa phanh bị cong vênh; Hoặc cũng có thể do dầu phanh bị biến chất do tác động của môi trường bên ngoài; làm ảnh hưởng tới bề mặt piston và xilanh của hệ thống phanh; dẫn tới hiện tượng bó kẹt.

Mong rằng bài viết tại BKH đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: oto.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *