Những tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm không khí

334
Những tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề gây nhức nhối trên toàn cầu; làm khan hiếm tài nguyên, lây lan dịch bệnh, mất cân bằng sinh thái. Ngày nay, ô nhiễm không khí được coi là vấn đề toàn cầu quan trọng nhất. Tác động của ô nhiễm không khí có ảnh hưởng lớn đến con người. 

Các tác hại của ô nhiễm không khí đối với con người

Gây bệnh năng về hệ hô hấp

Các nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có thể làm tăng tần suất dị ứng đường hô hấp; đặc biệt là những người sống ở thành thị so với dân cư nông thôn. Trẻ em lớn lên ở những khu vực bị ô nhiễm nặng; có khả năng mắc phải những thay đổi cấu trúc không đều trong niêm mạc mũi. Điều này có thể gây suy yếu đường thở, nhiễm trùng phổi và viêm.

Gây bệnh năng về hệ hô hấp

Ozone là một chất gây ô nhiễm oxy hóa mạnh phổ biến; được hình thành khi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) phản ứng với các oxit nitơ khi có ánh sáng mặt trời. Nồng độ ozone cao có khả năng làm tổn thương mô đường hô hấp; mô phổi cũng như làm triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây tử vong.

Các chất gây ô nhiễm môi trường trong giao thông như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ và carbon monoxide rất độc hại. Chúng có thể làm phát triển các biến chứng hô hấp bao gồm tắc nghẽn phổi; tích tụ chất lỏng trong các mô phổi và nhiễm trùng phổi.

Bụi

Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp. Và có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu; và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể). Bệnh về tim mạch…Ngoài ra, bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang.

Các chất độc hại khác

SO2 là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính; gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen. SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu.

NO2: là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt độ cao. Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi; tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng.

CO kết hợp với Hb trong máu thành hợp chất bền vững là HbCO làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu.

NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp. Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài; nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500-2000 mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Tử vong do ngạt thở

Thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột; có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở. Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực. Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh; hệ tiêu hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính.

Tác hại của ô nhiễm không khí còn từ các hợp chất hữu cơ bay hơi

(VOCs) gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene,.. gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây kích da,…và là tác nhân gây suy tủy, ung thư máu.

Tác hại của ô nhiễm không khí còn từ các hợp chất hữu cơ bay hơi

Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ,làm giảm trí thông minh,…).

Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da,qua các vết thương hở gây nên bệnh ung thư phổi ,ung thư máu,….Đây được coi là tác hại của ô nhiễm không khí lớn nhất.

Một số tác hại của ô nhiễm không khí đối với động vật

Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.

Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.

Ngoài ra tác hại của ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến tài sản và toàn cầu

Ngoài ra tác hại của ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến tài sản và toàn cầu

  • Làm gỉ kim loại.
  • Mài mòn, phân huỷ
  • Làm mất màu, hư hại tranh.
  • Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.
  • Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.
  • Hiệu ứng nhà kính
  • Biến đổi nhiệt độ.

Tìm hiểu nhiều tin tức hơn tại BKH.

Nguồn: moitruongxanhvn.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *