Cùng khám phá Mặt Trời – ngôi sao sáng nhất và lớn nhất trong hệ mặt trời

728

Có lẽ hầu hết mọi người chỉ biết rằng mặt trời là ngôi sao sáng nhất và lớn nhất trong hệ mặt trời; cung cấp ánh sáng mặt trời và nhiều chất dinh dưỡng – hóa chất cần thiết cho sự sống trên Trái đất. Trên thực tế, nhiều điều về mặt trời sẽ làm bạn chóng mặt choáng đầu khi nghe  đến.

Mặt trời nằm ở trung tâm của hệ mặt trời và có vai trò rất quan trọng; trong việc duy trì sự phát triển của trái đất. Quả cầu lửa đánh dấu thời gian trôi qua và cung cấp vật chất và ánh sáng cần thiết; để nuôi dưỡng con người, động vật và thực vật trên trái đất. Ngoài ra, mặt trời còn tạo ra những hiệu ứng hình ảnh vô cùng đẹp mắt trên bầu trời. Khi xem xét những gì mặt trời làm cho con người; bạn có thể hiểu tại sao một số nền văn hóa cổ đại lại tôn thờ mặt trời như một vị thần. Khi bạn đọc những sự thật thú vị sau đây về mặt trời; bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về các vì sao và các chủng tộc cổ đại của chúng ta. Hãy cùng điểm qua 15 sự thật thú vị về mặt trời; mà có thể bạn chưa biết nhé!

Những con số nói về “ngôi sao” Mặt Trời

1. Thật đáng kinh ngạc; trọng lượng của Mặt Trời nặng đến 1.989.100.000.000.000.000.000 tỷ kg; gần bằng trọng lượng của 330.060 Trái Đất!

2. Nếu bên trong Mặt Trời hoàn toàn rỗng; có thể lấp đầy nó bằng 960.000 Trái Đất dạng hình cầu. Tuy nhiên, nếu Trái đất bị ép lại bên trong Mặt trời rỗng có thể lấp đầy bằng 1.300.000 Trái Đất dạng dẹt; không có không gian bị lãng phí.

3. Diện tích bề mặt Mặt Trời lớn gấp 11.990 lần so với diện tích bề mặt Trái Đất.

4. Mặt Trời của chúng ta chỉ là một trong 100 tỷ ngôi sao trong dải ngân hà Milky Way.

"ngôi sao" Mặt Trời

5. Nhiều người cho rằng có 9 hành tinh quanh quanh Mặt Trời trong hệ Mặt Trời đó là: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Tuy nhiên, theo khoa học chỉ có 8 hành tinh bởi vì sao Diêm Vương (Pluto) – còn gọi là hành tinh lùn – lạc quỹ đạo so với 8 hành tinh còn lại nên bị đá ra khỏi Hệ Mặt Trời. [Khoa học vũ trụ: Thứ tự của 8 (hoặc 9) hành tinh trong Hệ Mặt Trời]

6. Ngoài sao Diêm Vương còn có 4 ngôi sao khác xoay quanh Mặt Trời; nhưng đều bị lạc quỹ đạo, đó là: Ceres (hành tinh lùn nhỏ nhất), Haumer, Makemake và Eris.

Sự hình thành, kích thước của Mặt Trời

7. Mặt trời có kích thước, hình dạng, độ sáng, nhiệt độ, độ tuổi và khoảng cách hoàn toàn phù hợp; để tồn tại sự sống trên Trái Đất. Nếu một trong các chỉ số này bị sai lệch; dù chỉ là một sai lệch rất nhỏ thì có lẽ sự sống trên Trái Đất của chúng ta đã không tồn tại.

kích thước "ngôi sao"

8. Mặt Trời được hình thành và có một “vòng đời” tương tự giống với các ngôi sao khác: nó bắt đầu bằng một đám mây bụi khí gọi là Tinh vân. Ban đầu, đám mây bụi này rất dày đặc, nhiệt độ vào khoảng -226 độ C. Sau đó do lực hút giữa hạt này và hạt kia, những phần của đám mây bắt đầu va chạm vào nhau; và tạo thành những cụm gọi là “Proto-Stars – sao gốc“.

9. Trong quá trình va chạm của “Proto-Stars – sao gốc“; năng lượng hấp dẫn được chuyển hóa, ma sát sinh ra nhiệt và những cụm “sao gốc” này cháy sáng lên tạo thành màu đỏ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi sức nóng đủ tạo ra phản ứng hạt nhân bên trong lõi làm mất đi lực hút tự nhiên và như thế những cụm “sao gốc” dần dần hình thành nên một ngôi sao to lớn gọi là Mặt Trời bây giờ.

10. Với hơn 4.6 tỷ năm tuổi, Mặt Trời được coi là một ngôi sao lùn “trung niên” – nghĩa là Mặt Trời đã “sống” được nửa cuộc đời và hiện nay được biết đến như một ngôi sao lùn vàng.

Các thông tin khác về “ngôi sao” này

11. Khi Mặt Trời thiêu đốt hết tất cả lượng khí hidro bên trong, nó sẽ chuyển sang đốt khí heli trong khoảng 130 triệu năm nữa. Trong khoảng thời gian đó, Mặt Trời sẽ trở nên to lớn đến nỗi nuốt chửng cả sao Thủy, sao Kim và Trái Đất. Lúc đó Mặt Trời sẽ trở thành “Sao khổng lồ đỏ“.

Các thông tin khác về "ngôi sao"

12. Sau khi Mặt Trời đã chuyển sang giai đoạn “Sao khổng lồ đỏ“; lớp vỏ ngoài của Mặt Trời sẽ bị đẩy ra (gần như thoái hóa) và phần lõi sẽ từ từ co lại. Quá trình này được biết đến như một hành tinh tinh vân, được định nghĩa như một lớp vỏ khí nóng bị trục xuất khỏi một ngôi sao và trải qua giai đoạn cuối trong sự tiến hóa của một ngôi sao.

13. Trong giai đoạn này, phần lõi còn lại của Mặt Trời vẫn giữ được khối lượng khổng lồ của nó; nhưng chỉ xấp xỉ bằng khối lượng của hành tinh Trái Đất. Lúc này, Mặt Trời sẽ được bao quanh bởi những đám tinh vân; và được gọi là một ngôi sao lùn trắng (White Dwarf).

14. Khối lượng khí khổng lồ của Mặt Trời chiếm đến 99.86% tổng khối lượng khí của toàn bộ hệ Mặt Trời.

15. Mặt Trời bao gồm khoảng 75% khí hidro và 25% khí heli, các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt Trời

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Đừng quên theo dõi BKH để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị nhé!

Nguồn: quantrimang.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *