Cách xử lý rác thải giúp Singapore trở thành quốc gia sạch nhất thế giới
Rác thải không chỉ là một trong những vấn đề chính ở Việt Nam; mà còn là một trong những vấn đề chính của nhiều nước trên thế giới. Rác thải làm ô nhiễm môi trường, xử lý dứt điểm không dễ. Singapore được biết đến là một trong những quốc gia sạch nhất thế giới; và đã tìm ra giải pháp cho vấn đề rác thải. Vậy người Singapore xử lý rác thải như thế nào?
Quản lý chất thải là một phần của cuộc sống hàng ngày và là một trong những thách thức gia tăng lớn nhất mà mọi người phải đối mặt. Singapore cũng không ngoại lệ.
Mục lục
Chính phủ Singapore triển khai chương trình xử lý rác thông minh
Kể trên từ năm 2001, đưa vào giới thiệu rộng rãi ở các trường học; văn phòng và trung tâm mua sắm. Đến nay; chính phủ Singapore cũng triển khai thêm nhiều biện pháp chủ động nhằm giảm thiểu thách thức về rác thải; bằng cách giải quyết cả khâu phát sinh và thu gom. Hai sáng kiến nổi bật là Thỏa thuận Đóng gói Singapore và Quan hệ Đối tác tự nguyện quốc gia về tái chế rác thải điện tử.
Quan hệ Đối tác tự nguyện quốc gia về tái chế rác điện tử quy tụ các đối tác trong ngành lại với nhau; nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc xử lý rác điện tử một cách an toàn. Đồng thời cung cấp thêm các điểm tái chế cụ thể để thực hiện.
Singapore cũng đã từng bế tắc trước vấn đề rác thải
Trước đây, Singapore cũng đã từng bế tắc trước vấn đề rác thải; thậm chí ở thời điểm năm 1960, giới chức nước này từng phải tuyên bố đất nước sắp hết chỗ để đổ rác. Tuy nhiên, theo thời gian, đến năm 1979; nước này đã tìm ra được cách giải quyết hữu hiệu và duy trì cho đến nay. Biến Singapore thành một trong những quốc gia nổi tiếng về môi trường sạch đẹp.
Xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên
Vào năm 1979, Singapore đã cho xây dựng nhà máy đốt rác đầu tiên. Không đơn thuần chỉ để xử lý rác mà còn đồng thời biến rác thải thành năng lượng.Chính giải pháp đúng đắn này đã giải quyết phần lớn rác thải ở nước này; và cho đến nay thì Singapore đã xây dựng tổng cộng được 4 nhà máy đốt rác với khả năng xử lý lên đến 90% lượng rác thải của đất nước; và biến chúng thành năng lượng điện. Thành quả mà Singapore thu nhận được khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Nhà máy đốt rác là một quy trình khép kín. Bắt đầu từ việc tiếp nhận rác thải trong căn hầm ngăn mùi hôi; sau đó được xay nghiền và đốt để tạo ra hơi làm quay turbine tạo ra điện. Không những thế, khói bốc ra từ quá trình này còn được xử lý hết những chất độc hại trước khi thải ra ngoài; đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
Quy trình xử lý rác thải
Không phải 100% rác thải ở Singapore đều được nhà máy đốt rác xử lý triệt để; mà vẫn còn lại 10% rác thải và phần tro tàn không thể xử lý được. Và thành phần rác này bên cạnh việc hạn chế thải ra cần phải có nơi để chứa. Ngay cả việc tập kết rác lại trở nên xinh đẹp ở đất nước này.
Để tiến hành tập kết rác, Singapore xây dựng đảo rác Semakau bằng cách di dời dân ở hai hòn đảo Pulau Semakau và Pulau Sakeng vào đất liền. Sau đó, họ xây dựng bờ kè từ khoảng trống giữa hai hòn đảo này; bên trong bờ kè được chia thành những ô nhỏ để chứa rác. Sau khi đổ rác thải; họ còn lấp đất lên để thu hút chim chóc, côn trùng đến sinh sống. Không hề có mùi rác thải, lại tập trung nhiều chim chóc; nơi đây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.
Nghe có vẻ hư cấu, nhưng đó chính là sự thật mà Singapore đã thực hiện được và duy trì rất tốt. Họ đã biến rác thải không còn dơ dấy, xấu xí trong mắt mọi người; mà giúp mọi người có ý thức hơn trong việc xử lý rác thải duy trì môi trường xanh – sạch – đẹp.
Mặc dù vẫn chưa phải hoàn toàn không còn lo lắng về rác thải; nhưng cách xử lý của Singapore quả thật quá tuyệt vời. Trong thời gian tới, khi mà các ô chứa rác có khả năng đầy; Singapore sẽ lại tiếp tục đưa ra những giải pháp tốt hơn; nhưng trước mắt những gì Singapore làm được xứng đáng cho các quốc gia học hỏi.
Cùng BKH học hỏi kinh nghiệm xử lý rác thải hiểu quả nhé.
Nguồn: nganhmoitruong.edu.vn