Cách xử lý kịp thời khi máy tính của bạn bị dính nước

882
Máy tính bị dính nước

Một ngày nào đó máy tính của bạn đang hoạt động nhưng bị dính nước; mà bạn không biết cách xử lý kịp thời thì máy tính của bạn sẽ bị hư hỏng nặng. Bạn sẽ cần liên hệ với trung tâm sửa chữa. Tính toán sửa chữa và chi phí sửa chữa. Để giúp bạn biết cách xử lý và biết phải làm gì khi máy tính bị ướt. Bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích này đến bạn đọc và hiểu đúng về nó, hãy cùng thực hiện nhé!

Những lưu ý giúp máy tính tránh bị dính nước

  • Trước hết, hãy sử dụng tấm chắn bụi cho laptop. Để bảo vệ máy tính của bạn khỏi chất lỏng; bạn cần che bàn phím bằng một lớp vỏ làm bằng silicone. Nếu không, bạn có thể mua một tấm vỏ skin cho phần dưới và trên của thân máy cũng như nắp bảo vệ màn hình.
  • Hãy mua túi đựng máy tính không thấm nước —> Lưu ý: Không bịt bất kỳ lỗ thông gió nào của bộ tản nhiệt máy tính.
  •  Không để các loại đồ uống gần máy tính.
  •  Không để máy tính gần những chỗ hay có nước như: ca nước, bình nước…

Cách xử lý khi máy tính của bạn bị dính nước

Điều cần chú ý đầu tiên khi máy tính bị dính nước là bạn cần phản ứng nhanh; và đưa ra những phương pháp xử lý cơ bản và cần thiết nhất để đảm bảo an toàn tốt nhất cho máy tính.

Cách xử lý nước tràn vào máy tính>>> Bạn cần rút ngay dây nguồn; tắt máy tính và tháo pin máy tính. Bạn có thể xác định xem máy tính của mình có thể được cứu chỉ trong vài giây xử lý nhanh không? Sau khi xác minh rằng máy tính của bạn đã tắt, hãy làm theo các bước sau:

Xử lý lau khô máy tính càng sớm càng tốt

Các loại nước bị đổ vào máy tính, nước lọc là chất lỏng ít gây hại nhất. Trong khi đồ uống có đường, cà phê; rượu và bia có hại cho toàn bộ máy tính và các linh kiện của nó.

 Sau khi đã tắt máy tính, tháo nguồn và tháo pin máy tính ra rồi; bạn hãy lặp tức tiến hành tháo tiếp các bộ phận, thiết bị gắn rời, tháo chuột và ổ USB (nếu có) ra khỏi chiếc máy tính.

 Sau đó, bạn hãy mở laptop hết cỡ; úp và giữ bàn phím và màn hình máy tính hướng xuống dưới.

Tiếp đó, bạn hãy tiến hành lau tất cả các bề mặt bị chất lỏng làm ướt bằng chiếc khăn mặt mềm, khô có khả năng hút nước cao.

 Đồng thời, bạn cũng phải lau khô cả phần phía ngoài của chiếc máy tính nữa.

 Nói chung, để giảm thiểu tối đa tác hại gây ra từ việc đổ chất lỏng vào trong máy tính của bạn; bạn hãy thực hiện lau khô những vị trí đó càng nhanh càng tốt.

Tháo máy ra tự sửa, nếu không tự tin hãy đem ra trung tâm sửa chữa

Cách thứ nhất

Bạn có thể mang máy tới các cửa hàng; trung tâm sửa chữa gần bạn nhất để được khắc phục và sửa chữa. Hoặc nếu trong trường hợp, chiếc máy tính của bạn vẫn còn thời gian bảo hành; và trung tâm bạn mua máy có hỗ trợ bảo hành cả trong trường hợp máy bị đổ nước vào; thì bạn hãy đến trung tâm bảo hành để bảo hành ngay cho chiếc máy tính.

Cách thứ hai

Nếu bạn có kinh nghiệm trong sửa chữa máy tính, bạn có thể tháo máy ra và tự sửa; việc tự tháo và sửa nhanh cho chiếc máy tính trong trường hợp này có thể giúp tăng khả năng hư hỏng cho chiếc máy tính rất cao. Việc tháo tung máy là một trong những bước khó khăn nhất trong quá trình bạn tiến hành sửa máy. Sau khi đã tháo pin khi chiếc máy tính bị đổ nước vào; bạn hãy tháo rời bàn phím; khung viền màn hình ra; sau đó tháo lần lượt các bộ phận ổ cứng, ổ quang, ram và bo mạch chủ của máy tính ra.

Thực hiện theo những bước sau:

Bước 1

Bạn hãy tìm một chiếc tua vít cùng một con dao nhỏ; phẳng, cứng, có bề mặt mỏng để có thể tháo ốc vít từ máy tính ra (dùng tua vít); đồng thời có thể cậy và tháo vỏ máy tính ra (dùng dao nhỏ).

Lưu ý: Nếu chiếc máy tính của bạn có thể tháo phần nắp đậy có chức năng giữ bàn phím vào thân máy; thì bạn hãy tiến hành tháo rời các ốc vít ra, trong trường hợp này, bạn hãy tháo hết sức cẩn thận và chậm để tránh làm hư hỏng hoặc làm đứt các dây kết nối tại những vị trí khó phát hiện được.

Bước 2

Sau khi đã tháo lỏng bàn phím máy tính ra rồi, bạn hãy thực hiện cậy và tháo rời phần nắp đậy một cách từ tốn bằng chiếc dao nhỏ. Trong trường hợp này, tuyệt đối bạn không nên sử dụng lực quá mạnh để tránh làm hư hỏng thêm những bộ phận khác.

Trong trường hợp, bạn không thể tháo rời phần nắp đậy ra, bạn hãy kiểm tra xem có còn chiếc ốc nào chưa được tháo ra không. Và nếu phần nắp đậy có cáp cắm vào thân máy bạn hãy tiến hành tháo rời luôn phần cáp này ra.

Bước 3

Sau đó, bạn hãy từ từ tháo bàn phím của máy tính ra, tránh làm hư hại hoặc đứt dây cáp của máy tính.

Sau khi đã tháo được bàn phím máy tính ra, bạn cần quan sát kỹ xem mainboard – hay chính là bo mạch chủ có bị ướt hay không. Nếu không bị ướt thì bạn không cần phải tháo ra nữa.

Trong trường hợp, bo mạch chủ bị ướt thì bạn sẽ phải tháo rời bo mạch chủ: Để tháo rời bo mạch chủ, trước hết bạn hãy đeo găng tay và còng chống tĩnh điện vào để tránh hiện tượng gây ra các xung điện có thể làm hư hỏng linh kiện máy tính. Tiếp đó, bạn hãy tháo rời cáp kết nối các bộ phận trên bo mạch chủ ra đồng thời tháo rời các con ốc và tháo cáp gắn bo mạch chủ lên bo mạch nguồn.

Mong rằng bài viết của BKH sẽ giúp ích cho bạn. Hãy lưu ý những điều trên để có thể xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ xảy ra.

Nguồn: webketoan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *